CHỐNG THẤM SÀN MÁI

CHỐNG THẤM SÀN MÁI HIỆU QUẢ NHẤT, TIẾT KIỆM NHẤT

Nguyên nhân gây nên hiện tượng thấm dột sàn mái:

  Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chúng lại với kinh nghiệm nhiều năm trong công tác thi công chống thấm có những nguyên nhân chủ yếu như sau:

  - Do sàn mái bị nứt (do kết cấu nền móng kém, chất lượng bê tông không đảm bảo)

  - Do giữa sàn mái và tường xây xung quanh có độ hở (do sàn bê tông co ngót theo thời gian dẫn tới hiện tượng này)

Phương án xử lý chống thấm sàn mái

  Để xử lý chống thấm cho sàn mái, ban công có rất nhiều các phương pháp nhưng sau đây xin giới thiệu 2 phương pháp phổ biến và hiệu quả đó là:

  - Sử dụng phụ gia chống thấm 2 thành phần gốc xi măng 

  - Sử dụng vật liệu chống thấm Polyurethane có tính đàn hồi cao (Tốt nhất hiện nay)

 

 

1. QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÀN, MÁI BẰNG VẬT LIỆU CHỐNG THẤM GỐC XI MĂNG HAI THÀNH PHẦN POLYMER DURALASTIC S100 (DURATEN)

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công tổng thể:

  • Loại bỏ tất cả các chất bẩn như bụi xi măng, các hóa chất bảo dưỡng, mảnh vụn, sơn bằng máy phun nước áp lực cao hoặc các máy cơ học khác. Các bề mặt bê tông được mở mao dẫn hoàn toàn.
  • Các khuyết tật bê tông như vết nứt, các ti thép, các khu vực khuyết tật nhỏ và rổ tổ ong phải được sửa chữa hoàn thiện.
  • Bề mặt bê tông cần được làm ẩm nhưng không được đọng nước.

Bước 2: Pha trộn hỗn hợp vật liệu chống thấm:

  • Đổ phần cô đặc của dung dịch từ thùng chứa vào thùng trộn và trộn bằng máy ở tốc độ chậm (350-450 vòng/phút). Từ từ đổ phần bột vào thùng chứa thành phần dung dịch để tránh vón cục và trộn trong vòng từ 4-5 phút cho đến khi đạt độ mịn và dẻo theo yêu cầu. Nên trộn lượng vật liệu đủ dùng trong thời gian thi công.
  • Để đạt hiệu quả tối ưu, làm ẩm bề mặt trước khi thi công.

 

Bước 3: Thi công chống thấm

  • Sử dụng bàn chải hoặc con lăn để thi công lớp màng chống thấm hai thành phần gốc xi măng polymer DuraLastic S100.
  • Định vị lớp lưới thủy tinh tại góc chân tường vị trí cần gia cố, cắt góc và tạo hình lưới theo mặt bằng thực tế đảm bảo phần vén chân cao 10cm, phần phủ mặt sàn rộng 10cm (Áp dụng trong trường hợp tường xây gạch).
  • Sau khi định vị và gia công lưới thủy tinh gia cố được cuộn lại theo mặt bằng thi công
  • Thi công lớp thứ nhất DuraLastic S100, định mức 1.25 kg/m2 tại các khu vực góc chân tường trước, ngay khi lớp thứ nhất còn đảm bảo độ dính, trải lớp lưới thủy tinh gia cố (áp dụng khi chân tường xây bằng gạch) và cán đều sau đó thi công các khu vực khác. Chú ý bảo vệ bề mặt cho đến khi lớp màng khô, sau đó phủ lớp thứ 2 DuraLastic S100 , định mức 1.25 kg/m2, luôn vén chân tường theo thiết kế.

Bước 4: Ngâm thử nước.

  • Tiến hành bảo dưỡng, bảo quản không để bụi bẩn, dầu mỡ và các chất không kết dính khác trong thời gian khô. Thời gian bảo quản ít nhất 24 giờ sau đó ngâm nước kiểm tra. Thời gian ngâm nước thử nghiệm từ 24-48 giờ.
  • Nghiệm thu chống thấm trước khi tiến hành thi công các lớp hoàn thiện.     

     

                             

1. Tường gạch

4. Lớp hoàn thiện

7. Bo góc

2. Lớp vữa trát lót

5. Gạch ốp lát hoàn thiện

8. Lưới thủy tinh gia cố

3. Lớp chống thấm DuraLastic S100

6. Sàn bê tông cốt thép

 

Chi tiết chống thấm mái

 

2. QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÀN MÁI BẰNG VẬT LIỆU CHỐNG THẤM TẠO MÀNG GỐC POLYURETHANE ĐÀN HỒI GỐC NƯỚC, HIỆU NĂNG CAO DURAPROOR PU110 (Sản phẩm của DURATEN)

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công tổng thể:

  • Loại bỏ tất cả các chất bẩn như bụi xi măng, các hóa chất bảo dưỡng, mảnh vụn, sơn bằng máy phun nước áp lực cao hoặc các máy cơ học khác. Các bề mặt bê tông được mở mao dẫn hoàn toàn.
  • Các khuyết tật bê tông như vết nứt, các ti thép, các khu vực khuyết tật nhỏ và rổ tổ ong phải được sửa chữa hoàn thiện.
  • Bề mặt bê tông cần được làm ẩm nhưng không được đọng nước.

 Hình ảnh thi công sàn mái bằng DuraProof PU110

 

Bước 2: Thi công phun/quét DuraProof PU110:

  • Khuấy kĩ sản phẩm trong thùng của nó.Dùng lu rô hoặc chổi sơn quét 01 lớp vật liệu chống thấm DuraProof PU110 tại vị trí góc, dán lưới thủy tinh ngay lên các vị trí chân tường đã quét lớp chống thấm trước đó (lưu ý: khi dán miết mạnh tay để lớp lưới dính chặt vào lớp hỗn hợp chống thấm vừa quét, tránh để bong, phồng rộp lớp lưới).
  •  Thi công lớp lót DuraPrimer S định mức khoảng 0.2 lít/m2, để bề mặt khô trong 24 giờ.
  •  Sau khi lớp lót khô tiến hành tiến hành thi công DuraProof PU110 lớp phủ thứ nhất ( Pha trộn vật liệu với 5% nước sạch) Dùng ru lô và chổi sơn quét vật liệu chống thấm cho toàn bộ sàn. Định mức 0.6 - 0.75 kg/m2. Để lớp thứ nhất khô hoàn toàn, thông thường thời gian khoảng 24 giờ.
  • Sau 24 giờ khi lớp thứ nhất đã khô, tiến hành thi công lớp thứ hai với thao tác giống lớp thứ nhất (nhưng không pha nước), hướng vuông góc so với lớp đầu tiên. Định mức 0.6 - 0.75 kg/m2 lên toàn bộ nền và chân tường mái, chân tường mái quét bo lên 30 cm.

Lưu ý:

  • Không thi công DuraProof PU110 dưới trời mưa hoặc dự đoán có mưa trong suốt quá trình đóng rắn của vật liệu.
  • Điều kiện thi công: Độ ẩm bề mặt phải <4%, độ ẩm không khí <80%. Thi công ở nhiệt độ +10°C - +40°C

         

1. Sàn bê tông

4. Vữa trát lót

7.  Lưới thủy tinh gia cố

2. 01 lớp lót DuraPrimer S

5. Gạch ốp lát hoàn thiện

8. Tường gạch

3. 02 lớp chống thấm DuraProof PU110

6. Vữa bo góc

 

Chi tiết chống thấm mái

Tag: chong thamchống thấmchống thấm dộtchong tham ha noi,chống thấm hà nộichống thấm tại hà nộinguyên nhân gây thấm dột,nứt bê tôngxử lý nứt bê tông

Zalo CÔNG TY CP XD VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TATUCO
Messenger CÔNG TY CP XD VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TATUCO
zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: