Như các bạn đã biết, với khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam hiện nay, các bức tường của các ngôi nhà thường chịu tác động rất lớn như: tia uv (bức xạ nhiệt từ ánh nắng mặt trời), acid từ nước mưa, chênh lệch nhiệt độ làm nứt kết cấu, sự xâm thực nước mưa, hơi ẩm
CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ, NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN THẤM DỘT TƯỜNG NHÀ
Các phương pháp chống thấm tường ngoài như lăn sơn chống thấm bên ngoài phổ biến hiện nay do các chủ đầu tư thường sử dụng chỉ chịu được một vài năm, gây thấm nước, phá hủy dần lớp vữa trát nên chi phí khắc phục chống thấm là rất tốn kém.
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM TƯỜNG - SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI
- Quy trình chống thấm tường ngoài thông thường ở Việt Nam sẽ là: Sau khi tường khô thì sơn lót kiềm, rồi sau đó sơn 02 lớp sơn phủ bên ngoài, còn hai bên tường hông thì thông thường sử dụng sơn chống thấm dạng trộn với xi măng lăn 02 lớp lên. Được khoảng 2 -3 năm sau sẽ xuất hiện tình trạng nứt nẻ hoặc bong tróc lớp sơn, phá hủy lớp sơn tường ngoài, lớp sơn đó sẽ không còn tác dụng.
- Nguyên nhân gây thấm tường nhà : chủ yếu vẫn là do tác dụng của tia nắng mặt trời tác động vào tường nhà, đồng thời quá trình sốc nhiệt do nắng mưa đột ngột, vữa co giãn làm nứt nẻ tường, một khi tường nứt nẻ thì lớp sơn chống thấm như một lớp "áo mưa" sẽ không còn tác dụng do áo mưa bị rách. Khi nước mưa ngấm lâu vào tường sẽ gây tình trạng bong tróc sơn, ẩm mốc tường phía bên trong
- Sơn chống thấm tường có thực sự tốt? Trên thị trường hiện nay các loại sơn chống thấm tường ngoài trời CT-11 của các hãng KovaDulux, Jotun, Mykolor, Valspa đều kém hiệu quả, chỉ được 2-3 năm lại sơn lại.
=> Giải pháp nào chống thấm tường ngoài được lâu bền nhất? đồng thời sẽ không phải mất công sửa lại nhà gây tốn kém về chi phí lại vừa mất thời gian sửa chữa lại là câu hỏi mà rất nhiều chủ đầu tư quan tâm nhất. "Chống thấm tường nhà" chỉ được lâu bền khi vật liệu chống thấm thẩm thấu sâu bên trong lớp vữa, giúp ngăn nước hiệu quả nhất, đồng thời làm đặc chắc lớp vữa giúp tăng tuổi thọ lớp vữa lên rất nhiều lần.
Hình ảnh tường sử dụng vật liệu chống thấm DuraClad Acrylic
GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM TƯỜNG NGOÀI
1. Áp dụng đối với nhà trát được bên ngoài sử dụng vật liệu chống thấm DuraClad Acrylic
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt , đánh sạch các lớp vữa thừa bám vào bề mặt tường ngoài.
Chống thấm dành cho tường đứng DuraClad Acrylic
Bước 2: Khuấy kĩ sản phẩm trong thùng của nó bằng máy khuấy tốc độ chậm trong 3 phút.
Bước 3:
- Lăn lớp lót Duraprimer S theo định mức 0.2 lít/m2.
- Thi công lớp DuraClad Acrylic thứ nhất bằng con lăn với định mức 0,5 kg/m2 và theo 1 hướng cố định.
- Thi công lớp DuraClad Acrylicthứ hai bằng con lăn với định mức 0,5 kg/m2 và vuông góc với lớp thứ nhất.
Bước 4: Sau 3 - 4 giờ kiểm tra, nghiệm thu lớp chống thấm tường ngoài lại bằng cách phun thử nước.
Chất chống thấm DuraClad Acrylic có tác dụng thẩm thấu trực tiếp vào trong lớp vữa cũ, tạo phản ứng hóa học giúp lấp kín các mao mạch trong lớp vữa tạo lên bề mặt chống thấm cực kỳ hiệu quả
2. Áp dụng cho nhà không trát được bên ngoài do khe tiếp giáp giữa 2 nhà. Tường trong nhà bị thấm do nhà vệ sinh của nhà bên cạnh gây nên
Bước 1: Tróc toàn bộ lớp vữa cũ đã bị hỏng ra đến lớp gạch
Bước 2: Trám lại mạch vữa tường bằng vữa xi măng, cát trộn phụ gia chống thấm Krystol KMA
Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt gạch, tưới ẩm, sau đó thi công lớp chống thấm thứ nhất bằng vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng DuraLastic S100 với định mức 1.25-1.5kg/m2. chờ cho lớp này khô se bề mặt thì tiến hành thi công lớp chống thấm thứ 2 bằng vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng DuraLastic S100 với định mức 1.25-1.5kg/m2 vuông góc với lớp thứ nhất.
Bước 4: Sau khi lớp chống thấm thứ 2 khô hoàn toàn bề mặt thì sử dụng vữa xi măng, cát trộn với phụ gia trộn vữa Krystol KMA với nước theo tỷ lệ 1kg + 40kg xi măng + cát + nước để trát hoàn thiện bề mặt tường.
Phụ gia trộn vữa Krystol KMA
Trát vữa hoàn thiện bề mặt tường
Bước 5: Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu bàn giao công trình