22

Th 03

PHÒNG, CHỐNG MỐI CÔNG TRÌNH

PHÒNG, CHỐNG MỐI CÔNG TRÌNH

  • COMPANY TATUCO
  • 0 bình luận

🔻  Mối là một loại côn trùng nguy hiểm, nếu chúng ta không biết cách phòng chống chúng từ giai đoạn đầu, sẽ gây thiệt hại nặng nề về sau, thường thì sau từ 6 tháng đến 3 năm mối ăn hết lớp vụn bên dưới sẽ bắt đầu đi lên tàn phá ngôi nhà bạn

🔻 Để đảm bảo cho các công trình không bị mối tấn công thì ngay khi bắt đầu xây dựng thì chúng ta phải phòng chống mối, việc phòng chống mối sẽ ngăn ngừa mọi nguy cơ thậm chí sẽ diệt luôn những mầm mống mối gây và chúng ta không phải lo lắng mối tấn công trong thời gian dài.

🔻 Dưới đây là những cách diệt mối cho công trình mà chúng ta cần tham khảo và áp dụng để cho các công trình không còn mối.

🔻 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO CÔNG TÁC CHỐNG MỐI

1. Làm sạch hiện trường

1.1. Đối với sàn và tường của công trình

- Công tác vệ sinh bề mặt sàn và tường được triển khai thủ công trước khi tiến hành thi công phun thuốc chống mối. bề mặt sàn và tường phải đảm bảo độ sạch, không lẫn các tàn dư thực vật, các tạp chất dẫn dụ mối (cốp pha, xà gồ, vỏ bào, các tạp chất có nguồn gốc cellulose...).

- Trước khi xử lý phun thuốc chống mối, tiến hành kiểm tra kỹ xem trên bề mặt có các tàn dư thực vật như: gỗ vụn, cốp pha, ván khuôn... (nguồn thức ăn ưa thích của mối) bị kẹt lại hay không. Nếu có, phải thu gom và đem tiêu huỷ ngay.

            - Trong trường hợp không lấy các tàn dư thực vật này ra được, thì Đơn vị thi công tiến hành phun thuốc có hiệu lực chống mối vào đó, nhằm vô hiệu hoá nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của mối.

1.2. Đối với hào bên ngoài công trình

- Khi đào xong mỗi đoạn hào chống mối, tiến hành kiểm tra và loại bỏ  các tàn dư thực vật như: rễ, thân cây, gỗ vụn, cốp pha, ván khuôn.... nếu có. Trong trường hợp không lấy các tàn dư thực vật này ra được, thì phải tiến hành phun thuốc có hiệu lực chống mối vào đó nhằm vô hiệu hoá nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của mối.

- Khi xử lý phun thuốc chống mối vào hào theo từng lớp 250 ÷ 300mm/ lớp, nếu gặp rễ, thân cây, các mẩu gỗ vụn, thanh cốp pha..., phải thu gọn thành từng đống và tiến hành tiêu huỷ.

2. Công tác pha thuốc

- Để đảm bảo pha thuốc được đồng đều cần tiến hành pha thuốc bằng biện pháp thủ công.

- Lắc kỹ thuốc trước khi pha để đảm bảo thuốc không bị kết tủa dưới đáy chai.

- Tiến hành pha lần lượt (dùng đến đâu pha đến đấy). Mỗi chai thuốc (500ml) Termize 200SC sẽ pha được 400 lít dung dịch (định mức pha với định mức 12.5 ml dd pha với 10 lít).

- Dùng thùng khối 100 lít (loại thùng khối có vòi xả nước và có đánh dấu mức nước ở bên ngoài thùng), đặt lên trên giá đỡ hoặc kệ cao khoảng 0,7m trở lên. Dùng ống mềm, dẫn nước sạch từ bể chứa vào trong thùng, lấy khoảng 82 lít nước vào thùng khối để pha cho 01 lít thuốc nguyên chất.

-  Đổ chai thuốc nguyên chất vào thùng khối chứa nước, dùng 1 đoạn ống nhựa (Ø30 - Ø40) dài khoảng 1,5m để khuấy thuốc cho đều.

- Khi thuốc được pha xong, đặt bình phun thuốc (bình phun cao khoảng 0,7m) ở dưới vòi xả nước của thùng khối để lấy thuốc vào bình.

- Mỗi bình phun chứa được khoảng 20 lít thuốc. Như vậy, mỗi lần pha thuốc sẽ có được lượng thuốc dùng cho 4 bình phun.

- Dùng bình phun áp lực hoặc bình phun để phun thuốc       

 

                 

Thuốc chống mối TERMIZE 200SC, hoạt chất chính Imidacloprid.

 

3. Xử lý hào chống mối bên ngoài công trình             

- Dọc theo móng tường công trình, tiến hành đào hào chống mối bao quanh sát móng tường bên ngoài (hào chống mối bên ngoài). Việc thiết lập các hào chống mối này sẽ tạo thành một lớp cách ly hoá chất nhằm ngăn chặn mối từ các vùng lân cận và từ dưới đất chui lên xâm hại công trình một cách hiệu quả trong thời gian dài.

- Kích thước hào chống mối bên ngoài: rộng 500mm; sâu 800mm.

- Sau khi đào xong, toàn bộ diện tích đáy và vách hào được phun một lớp thuốc chống mối Termize 200SC, rồi lấp đất bằng đất vừa đào lên (hoặc cát) xuống hào theo từng lớp một. Cứ 250 ÷ 300 mm lại phun một lớp dung dịch thuốc chống mối cho đến lớp mặt bằng chính. Sau khi lấp xong mỗi lớp đất (hoặc cát), bề mặt mỗi lớp sẽ được phun một lớp thuốc chống mối. Cách làm được tiến hành tương tự như vậy cho đến khi hào được lấp đầy (đảm bảo xen kẽ 1 lớp thuốc - 1 lớp đất hoặc cát).

- Định mức thuốc: 18 lít/ m3 rãnh hào

Ảnh Xử lý chống mối hào bên ngoài công trình

 

4. Xử lý chống mối nền sàn (Phần sàn đáy móng)

* Kiểm tra sàn đáy móng

            - Trước khi phun thuốc chống mối cho sàn đáy móng, tiến hành kiểm tra cao độ sàn, đảm bảo cao độ theo đúng Hồ sơ thiết kế.

*Phun trước khi đổ bê tông lót

              Chuẩn bị mặt bằng : Thu dọn tàn dư thực vật, sau khi có cao độ sàn ta tiến hành phun trên nên đất ở tất cả các vị trí dưới đáy sàn, hố móng với định mức quy định.

* Thi công phun thuốc chống mối:

            - Thuốc đã pha được đưa vào các máy phun hoá chất hoặc bình phun áp lực để phun lên bê tông lót sàn đáy móng

            - Toàn bộ diện tích đáy móng sẽ được phun một lớp thuốc chống mối Termize 200SC.

- Định mức thuốc: 05 lít dung dịch /m²

Ảnh Xử lý chống mối nền công trình

 

5. Xử lý chống mối tường vây

* Thi công phun thuốc chống mối:

            - Thuốc đã pha được đưa vào các máy phun hoá chất hoặc bình phun áp lực để phun lên bê tông lót sàn đáy móng

            - Toàn bộ diện tích tường tầng hầm sẽ được phun một lớp thuốc chống mối Lenfos 50EC 1.2%.

- Định mức thuốc: 02 lít dung dịch /m²

Ảnh Xử lý chống mối tường vây

 

6. Thi công hoàn trả mặt bằng

Sau khi tất cả các công tác xử lý chống mối được hoàn tất, Đơn vị thi công tiến hành hoàn trả mặt bằng ngay theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo sao cho các công tác thi công bên trên sàn đáy móng, vách tường BTCT quanh nhà và hào chống mối bên ngoài sau này sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác chống mối.

7. Thời gian cách ly và bảo hành

- Thời gian cách ly sau khi xử lý thuốc chống mối: tối thiểu 24 giờ.

8. An toàn lao động, VSMT

- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, xa nơi ở của con người và nguồn lương thực, nguồn nước ít nhất là 20m (phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát).

- Nhân viên xử lý thuốc phải đội mũ, mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc...

- Tránh hít phải hơi thuốc, không để thuốc dính vào da, mắt.

- Không ăn uống và hút thuốc lá khi đang pha chế hoặc xử lý phun, rải thuốc.

- Tắm giặt, thay quần áo bảo hộ ngay sau khi xử lý phun, rải thuốc.

- Không đổ thuốc thừa, súc rửa dụng cụ phun xịt thuốc ở nơi có nguồn nước sinh hoạt và các khu vực lân cận.

- Do thuốc chống mối là loại thuốc gây độc hại cho con người, nên sau khi sử dụng xong, Đơn vị chống mối phải thu gom các bao bì, vỏ chai đựng thuốc và mang ra khỏi công trình, đem tiêu hủy đúng nơi qui định của pháp luật.

- Không để người không có nhiệm vụ vào khu vực đang phun thuốc.

- Không để thuốc bay ra ngoài khu vực xử lý, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người.

- Đối với khu vực xử lý phòng mối: phải được căng dây, khoanh vùng để phun thuốc và có biển báo cấm (được đặt từ khi chuẩn bị phun thuốc cho đến hết thời gian cách ly).

 

 

Zalo CÔNG TY CP XD VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TATUCO
Messenger CÔNG TY CP XD VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TATUCO
zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: