03

Th 03

CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH

CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH

  • TATUCO JSC
  • 0 bình luận
 

 

PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH SỬ DỤNG VẬT LIỆU DuraLastic S100 (Sản phẩm của DURATEN).
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng hai thành phần polymer DuraLastic S100 (Sản phẩm của DURATEN) thường áp dụng trước khi chúng ta lát gạch hoặc trát vữa xi măng. Sử dụng vật liệu chống thấm này sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ cũng như ngăn tường và sàn của nhà vệ sinh thấm nước.
  • Điểm đặc biệt đầu tiên khi chúng ta áp dụng phương pháp chống thấm nhà vệ sinh  này đó là nó đáp ứng được yêu cầu về kinh tế. Kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng khi chúng ta quyết định thi công xây dựng chung cư để bán. Và quan trọng hơn hết đó là phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta có thể rút ngắn được thời gian thi công nhiều lần, giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
  • DuraLastic S100 đây là vật liệu chống thấm gốc xi măng hai thành phần polymer do đó nó hoàn toàn tương thích với các vật liệu như bê tông, tường xây, kim loại và gỗ. Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh này sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ để ngăn hơi nước thấm vào bề mặt của nhà vệ sinh.
  • Sử dụng DuraLastic S100 thì các kỹ sư có thể an tâm bởi nó thân thiện với môi trường và dễ thi công. Nên dùng phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng DuraLastic S100 sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người.
  • Lớp màng mà chúng ta thi công có khả năng làm liền các vết nứt, khô nhanh và có thể chống được khả năng cong vặn trong môi trường nhiệt độ thực tế.
 
PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH SỬ DỤNG VẬT LIỆU DuraLastic S100 TRIỂN KHAI NHƯ THẾ NÀO?

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công tổng thể:

  • Loại bỏ tất cả các chất bẩn như bụi xi măng, các hóa chất bảo dưỡng, mảnh vụn, sơn bằng máy phun nước áp lực cao hoặc các máy cơ học khác. Các bề mặt bê tông được mở mao dẫn hoàn toàn.
  • Các khuyết tật bê tông như vết nứt, các ti thép, các khu vực khuyết tật nhỏ và rỗ tổ ong phải được sửa chữa hoàn thiện.
  • Bề mặt bê tông cần được làm ẩm nhưng không được đọng nước.

Bước 2: Pha trộn hỗn hợp vật liệu chống thấm:

  • Đổ phần cô đặc của dung dịch từ thùng chứa vào thùng trộn và trộn bằng máy ở tốc độ chậm (350-450 vòng/phút). Từ từ đổ phần bột vào thùng chứa thành phần dung dịch để tránh vón cục và trộn trong vòng từ 4-5 phút cho đến khi đạt độ mịn và dẻo theo yêu cầu. Nên trộn lượng vật liệu đủ dùng trong thời gian thi công.
  • Để đạt hiệu quả tối ưu, làm ẩm bề mặt trước khi thi công.

Bước 3: Thi công chống thấm

  • Sử dụng bàn chải hoặc con lăn để thi công lớp màng chống thấm hai thành phần gốc xi măng polymer DuraLastic S100.
  • Định vị lớp lưới thủy tinh tại góc chân tường vị trí cần gia cố, cắt góc và tạo hình lưới theo mặt bằng thực tế đảm bảo phần vén chân cao 10cm, phần phủ mặt sàn rộng 10cm (Áp dụng trong trường hợp tường xây gạch).
  • Sau khi định vị và gia công lưới thủy tinh gia cố được cuộn lại theo mặt bằng thi công
  • Thi công lớp thứ nhất DuraLastic S100, định mức 1,5 kg/m2 tại các khu vực góc chân tường trước, ngay khi lớp thứ nhất còn đảm bảo độ dính, trải lớp lưới thủy tinh gia cố (áp dụng khi chân tường xây bằng gạch) và cán đều sau đó thi công các khu vực khác. Chú ý bảo vệ bề mặt cho đến khi lớp màng khô, sau đó phủ lớp thứ 2 DuraLastic S100, định mức 1,5 kg/m2, luôn vén chân tường theo thiết kế.
  • Các lớp thi công cách nhau từ 4-8 giờ trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn 20°C. Thi công 2 lớp phủ.

Bước 4: Ngâm thử nước

  • Tiến hành bảo dưỡng, bảo quản không để bụi bẩn, dầu mỡ và các chất không kết dính khác trong thời gian khô. Thời gian bảo quản ít nhất 24 giờ sau đó ngâm nước kiểm tra. Thời gian ngâm nước thử nghiệm từ 24-48 giờ.
  • Nghiệm thu chống thấm trước khi tiến hành thi công các lớp hoàn thiện.

 

 
 
Zalo CÔNG TY CP XD VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TATUCO
Messenger CÔNG TY CP XD VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TATUCO
zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: